Kỳ tuyển sinh thành công nhưng chưa trọn vẹn
Trong khi Bộ Giáo dục Đào tạo khẳng định kỳ thi trung học phổ thông và kỳ tuyển sinh đại học năm 2017 đã thành công, đạt được mục tiêu đổi mới, thì các chuyên gia giáo dục lại băn khoăn, lo lắng về những “hiện tượng lạ”, nghịch lý xuất hiện trong kỳ tuyển sinh năm nay.
Đầu vào ngành sư phạm thấp: Nên chuyển hết cao đẳng sư phạm thành trường nghề
Nhìn vào bức tranh điểm chuẩn của các trường sư phạm năm 2017, nhiều người công tác trong ngành giáo dục xót xa. Lo lắng về chất lượng giáo viên tương lai, Tiến sĩ Vũ Thu Hương - giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) kiến nghị: Nên chuyển hết trường cao đẳng sư phạm ở địa phương thành trường nghề, để giải bài toán nâng cao chất lượng giáo dục, giảm tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” hiện nay.
Bộ trưởng Bộ GDĐT lên tiếng về việc điểm đầu vào ngành sư phạm thấp
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, hiện nay, Bộ GDĐT đã có giải pháp nhằm giải quyết, khắc phục những hạn chế trong chính sách ngành sư phạm, để cải thiện điểm chuẩn đầu vào nhưng vấn đề là cần có thời gian để giải quyết.
Chỉ đạo triển khai chương trình VNEN, Bộ GDĐT “làm khó” cơ sở 
Bộ GDĐT vừa tiếp tục có văn bản chỉ đạo về việc triển khai chương trình VNEN trong năm học mới. Tuy nhiên có những điểm không rõ ràng, gây khó khăn cho cơ sở trong điều kiện năm học mới đã cận kề.
Hà Tĩnh: Được trưng cầu, hầu hết phụ huynh “vẫy chào” VNEN 
Sau khi UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo dừng VNEN bậc THCS, bậc Tiểu học lấy ý kiến giáo viên, phụ huynh để quyết định, tại Hương Sơn, hầu hết phụ huynh đã kiên quyết “vẫy chào” VNEN.
Nhiều thí sinh đã “chán” đại học, chuyển sang học nghề
Nhiều trường đại học đang “sốc”, hoang mang vì không biết 110.000 thí sinh được xác định là trúng tuyển trong đợt 1 đã đi đâu? Vì sao không nhập học? Câu trả lời là, khi nhìn vào con số 225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp trong năm qua – có thể sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo – rất nhiều bạn trẻ dù đỗ đại học, nhưng quyết định không theo đuổi mục tiêu “vào đại học bằng mọi giá”, mà chuyển sang nghề học nghề, để tăng cơ hội tìm kiếm việc làm.
TS Lê Trường Tùng: “Muốn có giáo viên giỏi phải dẹp bỏ các trường cao đẳng sư phạm“
“Đáng lẽ phải bỏ hệ thống cao đẳng sư phạm đi, duy trì nốt những khóa đang học và nâng cấp những giáo viên hệ CĐ lên ĐH”, đó là ý kiến của TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT ĐH FPT.
Chương trình giáo dục tổng thể chậm triển khai: Thiệt hại về tiền, lo chất lượng của chương trình và SGK mới
Không chỉ đi chậm so với sự phát triển của thế giới, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (GDPTTT), nếu chậm lại 1 năm như đề xuất mới đây của nhiều tổ chức, cá nhân, chúng ta sẽ có thể đánh mất niềm tin, tổn hại về cả kinh tế và xã hội.
Tiếp tục tuyển nguyện vọng bổ sung ngành sư phạm ở mức điểm 12,75
Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế vừa thông báo tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2. Nhiều ngành sư phạm tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển bằng điểm chuẩn đợt 1 là 12,75.
Nhà xuất bản Giáo dục vận động học sinh dùng sách cũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB GDVN) vận động học sinh sử dụng SGK cũ, quyên góp SGK tặng lại cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tặng sách cho thư viện trường học, cho tủ SGK dùng chung.
Ra mắt chương trình cờ vua sáng tạo cho trẻ 3-6 tuổi
Đây là chương trình thiết kế dành cho trẻ 3 – 6 tuổi, có bản quyền của Singapore.
Vụ trường THPT ở Huế tồn tại 4 phó hiệu trưởng: Chuyển công tác một người
Sáng 9.8, ông Phạm Văn Hùng - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế - cho biết, trường đã có quyết định điều chuyển một cán bộ ở trường từng tồn tại 4 phó hiệu trưởng.
Hiện tượng lạ: Trúng nguyện vọng 1 nhưng không đi học
Kết thúc xét tuyển đợt 1 ĐH năm 2017, có chưa đầy 70% thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học. Điều này có nghĩa nhiều thí sinh trúng tuyển nhưng không nộp hồ sơ. Hiện tượng lạ trên có phải do chưa lọc được thí sinh ảo hay do thí sinh chọn phương án khác?
Hà Nội: Sẽ giảm biên chế giáo viên 2% mỗi năm
Đó là một trong những nội dung được nhắc đến trong Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Sở GDĐT Hà Nội năm 2017 vừa được ban hành.
PGS Văn Như Cương: Đừng cố tuyển đủ chỉ tiêu mà hãy lo đào tạo lại nguồn giáo viên sẵn có
“Các trường ĐH, CĐ sư phạm hiện nay dường như đang cố tuyển cho đủ chỉ tiêu để đào tạo mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng đầu vào. Các thầy cô đừng lo vì thiếu sinh viên mà sẽ không có việc làm. Việc cần làm bây giờ là phải hạn chế đào tạo giáo viên mới, dồn lực bồi dưỡng hay thực chất phải là dạy lại giáo viên cũ” - PGS Văn Như Cương cho hay.