Tiếng thở dài của cầu
“Hà Nội có cầu Long Biên - Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng - Tàu xe đi lại thong dong - Bộ hàng tấp nập gánh gồng ngược xuôi - Suốt ngày cầu nhộn nhịp vui - Dưới cầu nước chảy xanh ngời bãi ngô”. Bốn câu thơ - ca dao này chuẩn đến mức tôi không dám viết thêm gì về cây cầu vắt qua 3 thế kỷ, cùng tác giả với tháp Ep-phen.
Tản mạn: Đò dọc xuyên đêm
Tôi như nhoè mắt trước tấm thảm hoa lộc vừng đỏ rực trên vỉa hè ở ngôi nhà cuối phố. Hoa rụng đêm qua nhiều, rải đều đến nỗi khó phân biệt là hoa hay thảm vải. Đẹp là vậy, nhưng chỉ 30 phút sau khi tôi tản bộ trở về, thảm hoa ấy đã bị người quét đường cho vào thùng rác.
Chuyện dọc đường: Rồ sếp
Đạp xe tới ngã tư thì tôi phải ngừng, buồn cười quá nghe cái giọng nhẽo nhợt nửa Nam nửa Bắc thoát ra từ loa của một anh cong người đẩy xe đằng trước: “Trung tâm công nghệ mới xin hân hạnh giới thiệu công nghệ ép dẻo bằng lái xe và các loại giấy tờ…”.
Chuyện dọc đường: Chơi với chuột
Đột ngột nắng tắt và thành phố ùa mưa như thể đang giận lẫy điều gì đó. Chợt nhớ một hôm mưa thế này bên bờ kênh đen hôi, một người đàn ông Khơ me lưng trần, chân đất hối hả ôm con chuột cống nhum đang nhốt trong lồng đi tìm chỗ núp vì căn chòi nhìn đâu cũng thấy nước.
Tản mạn: Dì Tư
Mẹ kể, con Mùi nó ly dị rồi. Giọng mẹ tự nhiên như bảo con Mùi bị hắt xì, cảm mạo. Mẹ kể chỉ để kể thôi, nghĩa là chuyện đó giờ không còn quá ngạc nhiên hay lo sợ như hồi con Mùi vác cái bụng bầu về nhà đòi cưới, cách đây 4 năm.
Tản mạn: Cúi mình chào hoa
Dày vừa đúng 99 trang in - cuốn khảo luận triết học “Trí tuệ của hoa” của nhà thơ - triết gia người Bỉ Maurice Maeterlinck. Nó đọc cuốn sách 2 lần với những khoan khoái, và như mọi khi gặp được cuốn sách hay, là khoan khoái kèm lòng biết ơn người viết/ người dịch, người giới thiệu sách.
Tản mạn: Nước chè một thuở
Thật ngạc nhiên, chữ “trà” vốn không thông dụng ở Hà Nội xưa lắm thì sau ngày thống nhất đất nước, nó đã mặc nhiên được dùng phổ biến.
Chuyện dọc đường: Cô gái và cây bàng
Tôi bước đi như chạy dọc hành lang dãy nhà ngục hun hút gió, cố gắng để thoát sớm ra ngoài bởi vì không chịu nổi cảnh tượng những bầy người da bọc xương trần trụi hoặc quần áo tả tơi, bị xiềng như súc vật dính chặt vào sàn đá (dĩ nhiên là những mô hình, tượng mô phỏng). “Họ” đã nằm ngồi như thế hơn một thế kỷ dài trên cái hòn đảo được mệnh danh “địa ngục trần gian” có tên gọi Côn Đảo.
Tản mạn: Chăm cây
Ba ở quê alo bảo “cây mai con trồng ở hiên nhà hôm bà ngoại mất đã chết rồi, chắc là do mấy hôm ba bận quá quên tưới nước…”. Nghe buồn như thể hôm nay bà mất thêm lần nữa.
Chuyện dọc đường: Bà mẹ trung du
Chuyện này, trung sĩ Tạ Quang Sao kể lại...
Tản mạn: Chuột đồng, chuột phố
Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng con chuột cống chính là chuột đồng ở phố. Hà Nội trước thời Pháp thuộc còn là một thành phố xen lẫn ruộng đồng cày cấy. Đô thị lạc hậu với những cống rãnh lộ thiên gần như chảy tự do không có quy hoạch nào cả. Đương nhiên cống rãnh kiểu ấy không phải là nơi cư trú sinh sôi của chuột.
Chuyện dọc đường: Hai chiến tuyến
Chúng tôi ngồi với nhau tại một quán vắng giữa trung tâm Sài Gòn. Nhìn qua cửa sổ, thấy bầu trời tối sầm và mưa bắt đầu dày hạt, Thiên Hà bỗng dưng lặng thinh. Yên tĩnh quá, tôi khẽ hát bài “Nhớ nhau hoài” nhạc Anh Việt Thu, lời thơ của Thiên Hà: “Em ở nơi nào có còn mùa xuân không em?/ Rừng ngàn lá gió từng đêm nhắc nhở thì thầm/ Nắng ở trên đầu, nắng trong lòng phố/ Gió ở trên non gió cuốn mây về”.
Tản mạn: Ngậm ngùi khoai sắn
Nếu không có những cải cách kinh tế hồi cuối thập niên ’80 đầu ’90 thì cụm từ “sắn khoai độ nhật” đã trở nên một thành ngữ thông dụng. Sau ngày thống nhất đất nước cũng là lúc chế độ phân phối bao cấp đã không còn đảm đương được việc cung cấp lương thực nữa. Sắn và khoai đã có mặt trong mọi bữa ăn từ gia đình cho đến công xưởng, từ trường học cho đến quân ngũ. Đương nhiên nhà tù hoặc trại cải tạo sẽ là nơi sắn khoai được tiêu thụ nhiều nhất.
Tản mạn: Luật của rừng
Tin thằng Y Hoách chén đẫy xoài xanh và nước lã vườn Mí Lem lại còn xấu nết trộm thêm vài thứ mang về nhà, đã bị dính bùa, nôn mửa cả đêm lan nhanh hơn lửa gianh.
Chuyện dọc đường: Em gái Bình Nhưỡng
Tên mình em xưng là Kim. Kim ngoài hai mươi, thanh mảnh và những ngón tay thuôn thon trắng sứ.