Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIII
Phiếu tín nhiệm và lòng dân
Lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn là một hoạt động mang tính lịch sử của Quốc hội Việt Nam. Cử tri cũng như nhân dân cả nước rất quan tâm đến kết quả của cuộc lấy phiếu tín nhiệm. Không chỉ người dân trong nước, bà con Việt kiều, cộng đồng quốc tế cũng theo dõi hoạt động này của Quốc hội Việt Nam.
Nợ công vẫn nằm trong giới hạn cho phép
Sáng qua (20.6), 447/450 ĐBQH đã biểu quyết thông qua nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011.
Để 3 loại phiếu là có ý muốn cảnh báo trước
Kỳ họp thứ năm, Quốc hội (QH) khóa XIII đã kết thúc, ghi dấu ấn đặc biệt với việc lần đầu tiên QH tổ chức lấy phiếu tín nhiệm. Đây là sự kiện nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân và chắc chắn sẽ được ghi vào lịch sử nghị trường như một bước tiến dài trong tiến trình dân chủ hóa sinh hoạt ở QH.
Dự luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi): Chúng ta chưa bắt đúng “bệnh”
“Lãng phí đang là vấn đề bức xúc, gây tác hại to lớn cho phát triển kinh tế-xã hội và những tác hại của nó không kém gì do tham nhũng gây ra”- ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) đã nhấn mạnh như vậy khi góp ý cho Dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) sáng 18.6. ĐB không ngần ngại khi cho rằng, trong “một số vấn đề”, Ban soạn thảo “chưa đi đúng hướng”.
Cần làm rõ trách nhiệm người đứng đầu
Thực trạng lãng phí thì gây bức xúc; tuy nhiên, Dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) vẫn nêu chung chung, khó khả thi và phạm vi điều chỉnh thì quá rộng…
Quốc hội “nóng” chuyện thu hồi đất
“Tôi cho rằng không nên quy định Nhà nước thu hồi đất cho các dự án phát triển KTXH - vì lý do ngay trong lợi ích công cộng đã có lợi ích KTXH” - Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành (Gia Lai) phát biểu trong phiên thảo luận về Luật Đất đai hôm qua (17.6).
Cần giám sát chặt những lời hứa
Khi vừa kết thúc phiên chất vấn, phóng viên Báo Lao Động phỏng vấn nhanh Đại biểu Quốc hội Cao Sĩ Kiêm về những mặt được, chưa được và những kiến nghị để kỳ họp sau có những đột phá hơn cho công tác giám sát của QH.
Trọng trách nặng nề được đặt lên vai các vị Bộ trưởng
Kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khẳng định QH sẽ ban hành nghị quyết về chất vấn để làm cơ sở xem xét đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các vị Bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn tại kỳ họp này. Thay mặt QH, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng đưa ra những yêu cầu cụ thể cho 4 vị Bộ trưởng
Vinashin, Vinalines tái cơ cấu hay phá sản: Không thể để ảnh hưởng tới 3 vạn gia đình
“Vinashin là một DNNN, nếu phá sản, Nhà nước phải trả nợ thay cho Vinashin và như vậy vừa mất tiền, vừa mất uy tín và đặc biệt 30.000 gia đình không ổn định cuộc sống. Xét cho cùng, tái cơ cấu vẫn có lợi hơn”- Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn trong phiên họp chiều nay- 14.6.
Vì sao bộ xin dãn lộ trình điều chỉnh tiền lương?
"Năm 2012, khi xây dựng tiền lương tối thiểu vùng, mức cao nhất là trên 2 triệu đồng thì có 2 luồng ý kiến. Ý kiến thứ nhất cho rằng tăng như vậy mới đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Còn ý kiến thứ hai lại cho rằng tăng như vậy là không biết chia sẻ với doanh nghiệp...".
Cần tập trung vào những vấn đề thiết yếu trong xây dựng nông thôn mới
Vẫn như hôm trước, sáng 13.6, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát trả lời vẫn khá bài bản, nặng về viện dẫn các văn bản chỉ đạo của Đảng, nhà nước, dù rằng các câu hỏi của ĐB khá tập trung vào những vấn đề “nóng” ở nông thôn hiện nay.
Năm 2014, giám sát tái cơ cấu nền kinh tế và hệ thống ngân hàng
Đa số các ý kiến phát biểu chiều 11.6 cho tờ trình về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của QH năm 2014 đều chọn giám sát chương trình tái cơ cấu nền kinh tế, nợ xấu và chính sách thực hiện xóa đói giảm nghèo.
488 đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu tín nhiệm xong
Cuối giờ chiều nay - 10.6, Quốc hội đã tiến hành xong việc lấy phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh. Trong số 490 vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) có mặt, 488 vị đã tham gia biểu quyết tán thành với danh sách ban kiểm phiếu, 1 vị không tán thành và 1 vị không biểu quyết.
Quốc hội thông qua danh sách 47 chức danh lấy phiếu
476/483 đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua danh sách 47 chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm lần này.
Sẽ công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm trước toàn dân
Sáng nay (10.6), Quốc hội sẽ có một phiên họp lịch sử, để lần đầu tiên sau gần 70 năm, tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.